Blockchain

Blockchain – chuỗi khối: tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ Blockchain. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác.

Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.

Khi Thương mại Điện tử và Blockchain gặp nhau

Việc áp dụng Blockchain có thể giúp các thương gia trong ngành công nghiệp thương mại điện tử, những người không thuộc thị trường tập trung, tránh được những gánh nặng về tiềm lực kinh tế cũng như ngân sách quảng cáo, những thứ tối thiểu để tạo ra sự tin tưởng. Điều này dựa trên thực tế rằng công nghệ Blockchain hoạt động trên một mô hình phân phối ghi lại tất cả các giao dịch nhằm duy trì tính xác thực của thông tin trên một mạng lưới toàn cầu an toàn.

Trong lĩnh vực thanh toán, đáng kể nhất là “ông lớn” PayPal. Tuy nhiên, mặc dù sở hữu một nền tảng chắc chắn và được chấp nhận rộng rãi, công ty này cũng phải chịu thất bại ở một số thị trường, bao gồm một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Phi, Nigeria, quốc gia mà người dân đã bị cấm sử dụng các dịch vụ kĩ thuật số trong nhiều năm.

Bản chất tập trung của PayPal cũng được thể hiện trong trường hợp chi nhánh của công ty này bị đóng cửa ở Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái. Các báo cáo về vụ việc này chỉ ra rằng họ đã không tuân thủ quy định pháp luật sở tại.

Sau đó, đã có những ý kiến cho rằng người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chuyển sang thị trường tự do kiểm soát với việc sử dụng Bitcoin sau khi giấy phép của PayPal không được chấp thuận bởi Quy chế Ngân hàng và Cơ quan giám sát.

Blockchain góp phần phá vỡ xu hướng độc quyền của các tập đoàn hàng đầu như Google, chiếm 77% doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm của Mỹ và Amazon chiếm hơn 40% thị trường thương mại điện tử ở Mỹ, công nghệ phân quyền có thể giúp cải thiện lòng tin và danh tiếng, thứ thường bị thâu tóm vào tay các ông lớn.