Core Web Vitals – yếu tố xếp hạng SEO được Google cập nhật tháng 05/2020

Đến thời điểm hiện tại, Google đưa ra rất nhiều tiêu chí xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm Google Search của mình. Và gần đây nhất Google đã chính thức thông báo về yếu tố “Core Web Vitals” của Website được đo lường trên công cụ Google Search Console, là một yếu tố xếp hạng SEO được Google cập nhật tháng 05/2020.

Trên trang Twitter chính thức của Google Search là Google Search Central đã đưa ra một thông báo và ngay lập tức thông tin này đã chiếm được sự quan tâm của toàn thế giới.

Nội dung này được hiểu là: Vào tháng 05/2021 sắp tới, chỉ số Core Web Vitals trở thành yếu tố xếp hạng thiết yếu của website, bên cạnh các yếu tố về User Experience (viết tắt UX) đã có từ trước đó.

Tìm hiểu về Core Web Vitals

Cora Web Vitals là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tìm kiếm rất lâu các chỉ số đáng tin cậy về trải nghiệm người dùng. Trong đó, Google chia sẻ rằng sự kết hợp mới của 03 chỉ số đo lường về trải nghiệm người dùng dưới đây cuối cùng cũng đã có khả năng lượng hóa được giá trị của ấn tượng đầu tiên (first-impression) mà một page tạo ra đối với người dùng. Đó là:

  • Loading: Tốc độ tải trang – tương ứng với chỉ số Largest Contentful Paint viết tắt LCP
  • Interactivity: Khả năng tương tác – tương ứng với chỉ số First Input Delay viết tắt FID
  • Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị – tượng ứng với chỉ số Cumulative Layout Shift viết tắt CLS

***Chi tiết cụ thể sẽ được nói bên dưới hình ảnh

Google Core Web Vitals là một bộ ba chỉ số thể hiện trải nghiệm người dùng mà bạn cung cấp trên trang web của mình, đó là Largest Contentful Paint (LCP), First Input Delay (FID) và Cumulative Layout Shift (CLS). Các chỉ số này liên quan đến tốc độ tải (page loading), khả năng tương tác (interactivity) và độ ổn định hình ảnh (visual stability), tất cả đều liên quan đến việc cung cấp trải nghiệm người dùng (UX) tốt.

Ba chỉ số này được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Mỗi chỉ số đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:

  1. Largest Contentful Paint viết tắt LCP: Chỉ số này đo lường hiệu suất tải và báo cáo thời gian hiển thị của phần tử nội dung lớn nhất hiển thị trong chế độ xem, thường là hình ảnh hoặc video. Điều này có nghĩa là hình ảnh chính trên trang của bạn phải tải càng sớm càng tốt để cho người dùng biết rằng URL đang thực sự tải. LCP tốt là 2.5 giây hoặc ít hơn.
  2. First Input Delay viết tắt FID: đo lường mức độ tương tác của trang web của bạn hoặc thời gian trình duyệt phản hồi sau khi người dùng tương tác với trang. Ví dụ: khi người dùng xem trang chủ nhấp vào nút để tìm hiểu thêm, trang web của bạn phải phản hồi hành động đó – lý tưởng là trong 100 mili giây hoặc ít hơn.
  3. Cumulative Layout Shift viết tắt CLS: So với LCP và FID, ý tưởng đằng sau số liệu CLS là mới. CLS đo lường mức độ thay đổi của bố cục trang trong giai đoạn tải. Theo kịch bản do Google cung cấp, bạn sẽ không muốn người dùng của mình vô tình xác nhận việc mua hàng của họ khi họ định nhấn nút hủy bên dưới – đơn giản vì bố cục trang đột ngột chuyển xuống dưới. Chỉ số này phải là 0.1 hoặc gần nhất với 0.

Xem thêm: Tối ưu tốc độ tải WordPress Website với Google Speed Test

Xem các chỉ số và tối ưu Core Web Vitals ở đâu?

Các chỉ số thiết yếu này có thể được đo lường bằng một trong 6 công cụ sau đây: PageSpeed Insights, Chrome UX Report, Search Console, Chrome DevTools, Lighthouse và Web Vitals Extension.

Ảnh minh họa chụp màn hình từ công cụ PageSpeed Insights link https://pagespeed.web.dev/

Điểm khác biệt chính của các công cụ này đó là có một số sử dụng các dữ liệu hiện trường (field data) từ những người dùng thực tế, trong khi một số công cụ khác đo lường hiệu suất bằng cách mô phỏng hành vi người dùng trong môi trường phòng thí nghiệm. Các công cụ sử dụng dữ liệu hiện trường tất nhiên sẽ là một lựa chọn tốt hơn vì đây là những chỉ số mà Google sẽ sử dụng như là tín hiệu để xếp hạng cho trang của bạn. Ngoài ra một lý do nữa là vì chỉ số FID chỉ có thể đo lường được trong môi trường thực tế và không thể tái hiện lại trong phòng thí nghiệm. Trong bảng trên, bạn có thể phân biệt đâu là các công cụ sử dụng dữ liệu mô phỏng bằng cách nhìn vào cột giữa – nơi mà chỉ số FID được thay thế bằng tổng thời gian chặn Total Blocking Time (TBT, đây là chỉ số đo lường thời gian từ FCP cho đến TTI khi luồng xử lý chính bị chặn đủ lâu để ngăn các phản hồi đầu vào cho người dùng).

Các công cụ này cũng có tính ứng dụng và yêu cầu mức độ thông thạo về kỹ thuật khác nhau. Google Search Console có thể được dùng như là trình quản lý các chỉ số Core Web Vitals của bạn, mang đến một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ website của bạn, trong khi DevTools và Lighthouse phù hợp hơn để tìm hiểu sâu và thực hiện công việc tối ưu hóa trang trong thực tế. Trình mở rộng trên trình duyệt Chrome và PageSpeed Insights là những công cụ tốt nhất để đánh giá nhanh về trang.

Kiểm tra các chỉ số Core Web Vitals ngay bên trong giao diện Google Search Console, chức năng này Google đã update trước đó cho người dùng trải nghiệm từ 2020. Và tập trung xử lý những cảnh báo màu đỏ và màu cam.

Không chỉ dừng lại ở đó, Google còn khẳng định rằng các website đáp ứng được chuẩn đối sánh (benchmark) của ấn tượng đầu tiên tích cực (positive first impression) sẽ có số lượng người dùng thoát ra ít hơn 24% khi đang tải các trang.

Page Experience – tập trung vào trải nghiệm người dùng

Cùng với sự ra mắt về yếu tố Core Web Vitals, Google cũng cho ra mắt tính năng Page Expericence. Cụ thể:

Nội dung chất lượng vẫn là ưu tiên đầu

Google nhấn mạnh các nội dung chất lượng vẫn sẽ xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm của Google dù trải nghiệm người dùng kém: “Tuy tất cả các thành tố cấu thành trải nghiệm người dùng đều quan trọng, nhìn chung chúng tôi vẫn xếp hạng cao các trang cung cấp thông tin tốt nhất, kể cả khi một số khía cạnh về trải nghiệm người dùng vẫn còn dưới tiêu chuẩn. Vì suy cho cùng, trải nghiệm người dùng vẫn không thể áp đảo nội dung hay, hữu ích. Thế nhưng, nếu có nhiều trang web đăng tải cùng một nội dung, trải nghiệm người dùng sẽ thành nhân tố quyết định hiển thị trên công cụ tìm kiếm”.

Tính năng Top Stories

Google không còn yêu cầu trang web sử dụng AMP (Accelerated Mobile Pages) để được hiển thị trong mục Top Stories trên kết quả tìm kiếm di động. Thay vào đó, cái quan trọng hơn là chỉ số trải nghiệm người dùng. Vì đây mới là yếu tố quyết định nội dung nào hiển thị trên Top Stories.

AMP

AMP vẫn sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm di động của Google nếu website của bạn dùng AMP. Chỉ có 1 thay đổi là các trang AMP giờ đây phải cạnh tranh với những trang web khác để hiển thị trên mục Top Stories của Google. May mắn là đa phần các trang web AMP đều ghi điểm cao về mặt trải nghiệm người dùng. Tất nhiên, không phải tất cả trang web AMP đều có chỉ số trải nghiệm người dùng xuất sắc, nhưng không thể phủ định AMP được thiết kế để giúp cải thiện khía cạnh này.

Trên thiết bị di động, Google sẽ lấy chỉ số trải nghiệm người dùng từ nội dung AMP của bạn. Do Google hiển thị trang web AMP trên di động, nên nếu trang web của bạn có phiên bản AMP, Google sẽ dùng các chỉ số trải nghiệm người dùng AMP để chấm điểm.

Xem báo cáo tổng hợp Page Expericence ngay bên trong giao diện Google Search Console, chức năng này Google đã update trước đó cho người dùng trải nghiệm từ 2020. Và tập trung xử lý những cảnh báo màu đỏ.

Tính năng Page Expericence sẽ bao gồm các chỉ số về Core Web Vitals (mới) cùng với các tín hiệu trải nghiệm người dùng đã được áp dụng trước đó. Cụ thể hơn với 5 tín hiệu đo lường sau:

  • Core web vitals: LCP, FID, CLP
  • Mobile friendly: Thân thiện với các thiết bị di động
  • Safe browsing: Lướt website an toàn
  • HTTPS: Bảo mật https
  • Mobile popup algorithm/No intrusive interstitials: Quy tắc quảng cáo đan xen (sự xuất hiện của popup,…)
Nhóm Google đã giải thích: “Chúng tôi đang kết hợp các tín hiệu thu được từ Core Web Vitals với các tín hiệu Tìm kiếm hiện có của chúng tôi cho trải nghiệm trang, bao gồm tính thân thiện với thiết bị di động, duyệt web an toàn, bảo mật HTTPS và các nguyên tắc chuyển tiếp xâm nhập, để cung cấp một hình ảnh của trải nghiệm trang.”

Link tham khảo từ Google https://developers.google.com/search/docs/appearance/page-experience

Google công bố một số nhân tố xếp hạng mới cùng có chung tên gọi “trải nghiệm người dùng”. Hãy tận dụng các công cụ Google cung cấp để chuẩn bị website của bạn sẵn sàng cho những thay đổi mới, đồng thời cũng mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng của chính website bạn.

Như vậy, có sự thay đổi về thuật toán cũng như những thông báo mới nhất của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ được tập trung từ tháng 05/2021: Core Web Vitals & Page Experience. Đây là tín hiệu cho một cuộc chạy đua đường dài dành cho các webmaster, cần tối ưu hơn về trải nghiệm người dùng trên trang bên cạnh việc sản xuất các nội dung hữu ích.

Xem thêm:

Một số thủ thuật tối ưu SEO trên website WordPress

Hướng dẫn tạo và phát triển các site vệ tinh vĩnh viễn từ Blogger.com

Nguồn tổng hợp